Tìm hiểu về san lấp mặt bằng

San lấp mặt bằng là một trong những công đoạn quan trọng trong thi công xây dựng công trình. San lấp mặt bằng là bước cần thiết để chuẩn bị điều kiện thi công tốt nhất cũng như đảm bảo chất lượng cho công trình. Vậy san lấp mặt bằng là gì? Tiêu chuẩn san lấp mặt bằng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Danh Mục

San lấp mặt bằng là gì ?

San lấp mặt bằng chính là công việc thi công san phẳng nền đất của một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch, từ một mặt đất với địa hình tự nhiên cao thấp, lồi lõm khác nhau. San phẳng là việc đào đất từ những chỗ cao nhất trong nội tại vùng đất sau đó chuyển xuống vùng thấp nhất, đắp vào chỗ thấp đó, với mục đích là làm phẳng bề mặt địa hình của vùng đó. 

Công tác san lấp mặt bằng thường bao gồm 3 công đoạn cơ bản là:

  • Đào đất lên hoặc lấy cát từ khu vực khác
  • Vận chuyển đất tới khu vực cần san lấp
  • Bồi đắt đất vào những vị trí cần thiết

Trong công tác san đất, đầu tiên, đất thi công chủ yếu sẽ được lấy ngay bên trong phạm vi công trường. Lượng đất thừa hay thiếu phải liên hệ với bên ngoài công trường, thường chỉ là nguồn bổ trợ hay chỉ chiếm khối lượng rất nhỏ, hoặc thậm chí không có.

Hình ảnh thi công san lấp mặt bằng công trình thực tế
Hình ảnh thi công san lấp mặt bằng công trình thực tế

Các loại đất, cát thường được san lấp mặt bằng phải tương đối đồng bộ, cân đối để đổ bằng, riêng rác thải hay những phế liệu thì cần phải gom gọn lại để mang đi chỗ khác xử lý.

Hiện nay thường có hai dạng công tác san đất:

  1. San mặt bằng theo điều kiện khống chế trước cốt cao độ mặt bằng sau san, mà không cần quan tâm đến khối lượng đất thừa hay thiếu.
  2. San theo yêu cầu về khối lượng đất khi san, bao gồm rất nhiều các trường hợp: san cân bằng khối lượng đào với đắp, hay san với điều kiện chủ định chừa ra một khối lượng đất sau san (thông thường sẽ là đào nhiều hơn đắp) hoặc cố ý bổ xung thêm một lượng đất trước san (thường là đắp nhiều hơn đào).

Tiêu chuẩn san lấp mặt bằng

Việc xác định tiêu chuẩn san lấp mặt bằng, hay những yêu cầu trong san lấp mặt bằng sẽ được tính toán, thí nghiệm dựa trên nhiều yếu tố kỹ thuật trong san lấp. Hoặc có thể dựa trên một bộ tiêu chuẩn chung về cát xây dựng.

Quá trình thi công và giám sát công trình san lấp mặt bằng sẽ căn cứ theo các quy định pháp luật như sau:

  • Theo nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16-12-2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
  • Tiêu chuẩn số TCVN 4447:87 về công tác đất và quy phạm thi công, nghiệm thu.
  • Tiêu chuẩn số TCVN 4453:1995 về quy phạm thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông cốt thép.
  • Lập hồ sơ thiết kế công trình thi công.
Tiêu chuẩn san lấp mặt bằng công trình
Tiêu chuẩn san lấp mặt bằng công trình

Một số tiêu chuẩn san lấp mặt bằng cần phải đạt như:

  • Cao độ thiết kế trung bình
  • Độ dốc san nền
  • Mái dốc đắp
  • Mái dốc đào
  • Độ chặt của nền đắp trong lô

Thông thường thì san lấp mặt bằng sẽ tùy thuộc theo từng công trình cần san lấp khác nhau. Tùy thuộc vào những đặc tính của công trình cần san lấp mà các kỹ sư có thể tính toán phù hợp. Tuy nhiên mặt bằng sau khi san lấp phải đảm bảo được những yếu tố:

  • Đảm bảo được độ bằng phẳng của công trình
  • Tất cả những rác thải hay phế liệu trên công trường được dọn gọn
  • Đảm bảo tính chất đất nền toàn khu vực xây dựng đồng đều
  • Mặt bằng được giải phóng để tạo điều kiện thi công tốt nhất.

Biện pháp thi công san lấp mặt bằng

Hiện nay có các biện pháp san lấp mặt bằng phổ biến như sau:

Biện pháp bơm cát để san lấp mặt bằng

Thường được áp dụng với những công trình ở vị trí nhỏ hẹp mà xe tải hay những xe vận chuyển đất cát không vào được thì dùng máy bơm cát để san lấp mặt bằng là tối ưu nhất. Tuy nhiên phương pháp này thường có nhược điểm là thời gian hoàn thành lâu do bơm cát chậm nhưng lại đảm bảo về độ chắc chắn cũng như yêu cầu kỹ thuật san lấp.

Phương pháp này thường dùng máy bơm san lấp mặt bằng là máy có tải trọng lớn, di chuyển được vào vị trí ngõ hẹp.

Thực hiện bơm cát để san lấp mặt bằng
Thực hiện bơm cát để san lấp mặt bằng

San lấp mặt bằng dùng xà bần

San lấp mặt bằng bằng các phương tiện cơ giới như xe cuốc, xe ủi, xe lu ô tô tải lớn nhỏ là biện pháp thường áp dụng cho các công trình có đường vào thuận lợi cho xe ô tô tải.

Xà bần có kết cấu chặt hơn bởi nó không lẫn bùn như cát. Những khối bê tông tương đối rắn chắc và có thể giúp chúng ta sở hữu nền nhà vững chắc. Nhưng khoảng trống giữa các khối bê tông lại tương đối lớn.

Thi công san lấp mặt bằng bằng đất

Phương pháp này thường chủ yếu dùng cho các công trình đường giao thông cũng như đất đồi thường được sử dụng. Bởi đất đồi thường có đặc điểm là chi phí vận chuyển, công tác đào xúc lớn, kết cấu lỏng, khó lu để đầm nén hơn. Thời gian thi công thường kéo dài và chịu tác động nhiều từ thời tiết. Chính bởi thế mà biện pháp này hiện nay cũng không được sử dụng nhiều.

Giá san lấp mặt bằng

Hiện nay trên thị trường các đơn vị thường cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng. Để báo giá san lấp mặt bằng còn phụ thuộc vào việc sử dụng biện pháp gì và đặc điểm công trình ra sao. Nếu quý khách muốn được báo giá chi tiết và cụ thể nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đơn vị tư vấn tính toán và báo giá chính xác.

Trả lời

Hà Nội
Hồ Chí Minh