Trong thiết kế và xây dựng, dầm là một phần cực kỳ quan trọng của công trình. Tuy nhiên để hiểu đúng về dầm là gì? Có các loại dầm như thế nào và bố trí dầm ra sao thì không phải ai cũng biết. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ tất cả thông tin về hạng mục này.
Danh Mục
Dầm là gì
Dầm được hiểu là cấu kiện cơ bản, là thanh chịu lực (chủ yếu là chịu uốn) nằm ngang hoặc nằm nghiêng để có thể đỡ các bản dầm, tường, mái phía trên. Dầm có kết cấu tương đối đơn giản, chi phí thấp nên được sử dụng vô cùng rộng rãi trong các công trình xây dựng như dầm sàn, dầm cầu trục, dầm cầu… Đối với những công trình dân dụng thì dầm thường được làm chủ yếu bằng bê công cốt thép.

Tùy theo từng chức năng cũng như nhiệm vụ khác nhau trong kết cấu xây dựng mà dầm có thể phân chia thành 2 loại chính đó là dầm chính và dầm phụ. Dầm phụ thường được gối lên dầm chính để chia nhỏ kích thước tấm sàn hay dầm phụ có thể đặt vuông góc với hai đầu dầm chính để có thể làm giằng (dầm cấu tạo).
Phân loại các loại dầm trong công trình.
Có hai loại dầm trong các công trình xây dựng là dầm chính và dầm phụ.
Dầm chính
Dầm chính được hiểu là những dầm thiết kế đi qua các cột, gác chân cột và vách. Dầm chính thông thường sẽ có kích thước lớn hơn so với những loại dầm khác.
Trong nhiều trường hợp, dầm chính còn được cho là dầm theo phương chịu lực chính của ngôi nhà. Hay còn được gọi là dầm khung. Nếu hiểu theo nghĩa chịu lực thì dầm thường phải gánh chịu nhiều lực hơn dầm phụ bởi dầm chính là dầm gánh đỡ dầm phụ. Với cách hiểu này thì có thể cái này là dầm chính của cái kia nhưng lại là dầm phụ của cái khác.
Dầm chính thường phải đặt vào tường từ 200- 250mm. Thông thường, các dầm chính thường được đặt theo chiều rộng của phòng và có khoảng cách nhau từ 4- 6m. Nếu chiều dài của phòng lớn hơn 6m thì dầm phụ phải được đặt vuông góc với dầm chính. Trong phạm vi mỗi nhịp của dầm chính có thể đặt từ 1-3 dầm phụ (cũng có thể đặt nhiều hơn), trong đó nên có dầm phụ đặt ngay trên đầu.

Dầm phụ
Dầm phụ chính là những dầm không gác lên các cấu kiện chịu nén mà lại được gác lên các cấu kiện chịu uốn, xoắn. Hệ dầm chính thông thường sẽ gác lên cột, hệ dầm phụ đỡ tường WC và tường lô gia.
Thực chất việc phân ra dầm chính và dầm phụ là để tính toán khả năng chịu lực, để từ đó có thể gán lực từ dầm phụ sang dầm chính. Đồng thời cũng là để chọn tiết diện của dầm sao cho dầm chính có độ cứng lớn hơn so với dầm phụ.
Nếu trường hợp tất các các dầm đều gác lên cột, trừ dầm ban công, dầm phụ cầu thang thì sẽ không phân chia ra dầm chính dầm phụ dựa trên hình học mà thường sẽ dựa trên chịu lực của mỗi dầm qua việc phân tải, dầm nào mà phải chịu nhiều tải hơn thì tiết diện sẽ lớn hơn và ngược lại.
Xem thêm phương pháp thi công tường vây cho công trình tại đây
Kinh nghiệm bố trí thép dầm
Việc bố trí thép dầm vô cùng quan trọng bởi nó có ảnh hưởng tới khả năng chịu lực, sự an toàn và bền vững của cả một công trình. Dưới đây là một vài những kinh nghiệm bố trí cốt thép dầm để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho nhà ở.
Chọn đường kính cốt thép dầm dọc
Thông thường đường kính cốt thép chịu lực trong dầm sàn thường được chọn trong khoảng 12 tới 25 mm. Một lưu ý quan trọng rằng trong dầm chính có thể lựa chọn đường kính lên tới 32mm, chúng ta không nên lựa chọn những đường kính lớn hơn 1/10 bề rộng dầm.
Để thuận tiện trong quá trình thi công mỗi dầm không nên chọn quá 3 loại đường kính cốt thép chịu lực để tránh gây ra nhầm lẫn thì tốt nhất các đường kính phải chênh lệch tối thiểu 2mm.
Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm
Bạn cần phân biệt rõ lớp bảo vệ của cốt thép chịu lực C1 và của cốt thép đai C2. Với mọi trường hợp thì chiều dày lớp bảo vệ C cũng không được nhỏ hơn so với đường kính cốt thép và không được nhỏ hơn giá trị Co với quy định như sau:
- Với cốt thép chịu lực: Trong bản và tường mà có chiều dày từ 100m trở xuống Co=10mm (15mm). Còn đối với chiều dày từ 100mm trở lên Co=15mm (20mm). Trong dầm và sườn có chiều cao nhỏ hơn 250mm thì Co=15mm ( 20mm), từ 250mm trở lên thì Co= 20mm( 25mm)
- Với cốt thép cấu tạo, cốt thép đai: khi chiều cao tiết diện nhỏ hơn 250 mm thì Có=10mm (15mm), còn từ 250mm trở lên thì Co= 15mm ( 20mm)
Một lưu ý là đối với những kết cấu ở trong vùng chịu ảnh hưởng của môi trường nước mặn thì chúng ta cần lấy tăng chiều dày lớp bảo vệ theo TCXDVN 327:200, còn đối với kết cấu làm bằng bê tông nhẹ, bê tông tổ ong thì cần lấy tăng chiều dày của lớp bảo vệ theo điều 8.3 của tiêu chuẩn TCXDVN 5574:2012.
Khoảng hở của cốt thép dầm
Khoảng hở ở giữa hai mép cốt thép không được nhỏ hơn so với đường kính cốt thép lớn và không nhỏ hơn trị số to. Khi cốt thép được đặt thành hai hàng thì với các hàng phía trên to=50mm. Một lưu ý rằng khi trong mỗi vùng đặt cốt thép thành nhiều hàng thì chúng ta không được đặt cốt thép ở hàng trên vào khe hở ở hàng dưới.
Trong điều kiện chật hẹp thì nên dùng nhiều cốt thép có thể bố trí cốt thép theo cặp, không có khe hở giữa chúng. Phương ghép cặp cũng phải theo phương đổ bê tông và khoảng hở giữa các cặp tc>=1,5.Ø
Giao nhau của cốt thép dầm
Khi đặt cốt thép phần bên trên của dầm thành hai hàng thì chúng ta cần phải đặt cách ra để cốt thép phía trên của dầm chính được đặt vào khoảng giữa hai hàng đó.
Lúc này nếu cốt thép bên trên của dầm chính cũng cần phải đặt thành hai hàng thì cũng phải đặt cách ra để kẹp cốt thép của dầm sàn vào giữa.
Cách đặt cốt thép dầm theo phương dọc
Đối với phương dọc, thì trong quá trình bố trí cốt thép dầm chúng ta cần lưu ý những nguyên tắc chung như sau:
- Trong vùng momen âm cốt thép dọc chịu kéo As được đặt ở phía trên, trong vùng momen dương ở phía dưới.
- Đối với mỗi vùng đã được tính toán và chọn thì nên đặt cốt thép ở tiết diện có momen lớn nhất. Càng dịch ra xa tiết diện đó, thì chúng ta nên giảm bớt cốt thép bằng cách cắt bớt một số thanh hoặc uốn chuyển vùng để tiết kiệm chi phí
- Sau khi cắt hoặc uốn chúng ta cần phải đảm bảo số cốt thép còn lại phải đủ khả năng chịu lực theo momen uốn trên các tiết diện thẳng góc và cả trên những tiết diện nghiêng
- Cốt thép chịu lực cũng cần được neo chắc chắn ở đầu mỗi thanh
- Dọc theo trục dầm các cốt thép chịu lực ở phía dưới và phía trên thì nên được đặt 1 cách độc lập hoặc được đặt phối hợp.
Đó là kinh nghiệm bố trí dầm thép. Để được tư vấn hay cung cấp dịch vụ xây dựng trọn gói, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
- Website: https://xaydungvina.vn/
- FB: https://www.facebook.com/xaydungvina.vn/
- Hotline: 094 386 23 68
- Địa chỉ: Hàm Nghi, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam