Việc xác định sức chịu tải của cọc có ý nghĩa rất lớn trong kỹ thuật xây dựng, bởi nó là yếu tố đảm bảo sự chắc chắn của công trình, tránh gây sụt lún, nghiêng đổ trong quá trình ở, sinh sống. Vậy sức chịu tải của cọc là gì và làm thế nào để xác định được sức chịu tải cọc chuẩn, chính xác nhất? Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin để bạn hiểu rõ hơn nhé!
Danh Mục
Ý nghĩa sức chịu tải của cọc trong xây dựng
Sức chịu tải của cọc được hiểu là sức chịu tải nhỏ nhất phụ thuộc vào lớp đất nền và theo vật liệu cọc. Trong đó sức chịu tải theo đất nền được hiểu là sức chịu tải của sức kháng thành cộng với sức kháng mũi cọc.
Và sức chịu tải theo vật liệu được hiểu là khả năng chịu tải của vật liệu được sử dụng làm cọc trong quá trình chịu lực và thi công, bao gồm cả những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của cọc ép trong quá trình thi công cũng như sự tương tác giữa đất nền xung quanh cọc.

Sức kháng đỡ hay chịu tải của cọc có thể ước tính bằng cách dùng những phương pháp phân tích hay những phương pháp đo thí nghiệm hiện trường. Và đất nền lại được chia thành hai nhóm chính bao gồm là loại đất dính (là những loại đất sét) và đất rời (các loại đất cát, đất bùn không dẻo).
Sức tải của cọc có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, bởi nó là yếu tố đo lường chất lượng công trình, đảm bảo sự chắc chắn và bền bỉ của móng. Thông thường khi thiết kế cọc đóng hay cọc ép thì các đơn vị thường tính toán sức tải của cọc lớn hơn so với sức chịu tải của đất nền. Và chỉ những trường hợp có khoan dẫn hay nền đất có lớp bùn yếu và bên dưới là đá cứng. Bởi như vậy mới đảm bảo độ cức chắc của cọc thắng lại ma sát đất nền và có thể đóng xuống đất được.
Tại sao phải tính toán sức chịu tải của cọc?
Việc tính toán sức chịu tải của cọc đóng vai trò rất lớn trong kỹ thuật xây dựng bởi nó đảm bảo sự an toàn cho công trình và tính kinh tế. Từ việc xác định được sức chịu tải của cọc mới có thể tính toán được số lượng cọc sử dụng cho móng nhà, móng công trình. Việc đo lường cần được giám sát chặt chẽ, tính toán tỉ mỉ nhất để đưa ra những giải pháp hợp lý nhất. Bởi nếu số lượng cọc sử dụng không đủ, sức chịu tải của cọc không đủ đáp ứng được tải trọng công trình có thể khiến cho công trình bị sụt lún, bị nghiêng đổ sau một thời gian ngắn sử dụng, gây mất an toàn và ảnh hưởng tới chất lượng.
Ngược lại nếu số lượng cọc ép lớn sẽ gây ra lãng phí, ảnh hưởng tới tính kinh tế cho các gia chủ. Việc tính toán sức chịu tải cọc ép cũng giúp chọn được chất liệu đóng cọc phù hợp nhất và phương pháp thi công ép cọc chất lượng, tiết kiệm. Chính vì vậy việc xác định sức chịu tải của cọc cực kỳ cần thiết.

Xác định sức chịu tải cọc ép phổ biến
Mỗi loại cọc lại có sức chịu tải riêng, và phù hợp với từng điều kiện công trình. Một số cọc ép phổ biến cho những công trình nhà ở và các công trình dự án hiện nay như: cọc 250×250, cọc 300×300, cọc khoan nhồi, cọc ly tâm d400. Mỗi loại cọc lại có sức chịu tải riêng. Sức chịu tải của cọc khoan nhồi khác với sức chịu tải của cọc ly tâm d400, phương pháp cọc cũng khác nhau. Bởi vậy cần xác định rõ trước khi thi công móng, số lượng là bao nhiêu, sử dụng cọc nào?
Đơn cử, sức chịu tải của cọc 300×300 bằng bê tông thường dao động từ 70 tấn đến 150 tấn. Với loại cọc này thông thường sẽ được thi công bằng máy tải và robot, sử dụng ở các công trình thi công có khối lượng thi công lớn. Đối với sức chịu tải của cọc 250×250 lại nhỏ hơn là từ 60 tấn đến 90 tấn. Loại cọc ép này sử dụng trong những công trình nhỏ hơn bằng phương pháp ép cọc với máy tải.
Hiện nay công ty xây dựng Vina đang là một trong những đơn vị hàng đầu thị trường chuyên cung cấp những giải pháp ép cọc bê tông ở Hà Nội chất lượng với 10 năm kinh nghiệm. Nếu quý khách quan tâm vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất nhé!
- Website: https://xaydungvina.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/xaydungvina.vn
- Hotline: 094 386 2368
- Địa chỉ: Phố Hàm Nghi, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam