Ép cọc bê tông là một bước không thể thiếu cho mỗi công trình. Để đảm bảo được chất lượng công trình thì việc tuân thủ theo một tiêu chuẩn là một việc bắt buộc. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tiêu chuẩn nghiệm thu ép cọc bê tông và các tiêu chuẩn khi thi công ép cọc bê tông công trình cùng Xây Dựng Vina nhé.
Danh Mục
Thi công và tiêu chuẩn nghiệm thu ép cọc bê tông là gì
Hiện nay, việc thi công và nghiệm thu ép cọc bê tông phải được tuân theo một tiêu chuẩn Quốc Gia. Một tiêu chuẩn mà hiện nay được áp dụng là tiêu chuẩn TCVN 9394:2012.
Văn bản TCVN 9394:2012 được kế thừa và phát triển từ quy định TCXDVN 286:2003. Đây là văn bản do Bộ Xây dựng đề xuất, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng đứng ra biên soạn. Và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, thông qua sự thẩm định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Phạm vi áp dụng của văn bản này là các công trình xây dựng, thủy lợi, giao thông. Ngoại ra một số trường hợp đặc biệt như địa hình núi đá, khó khăn,…. Như vậy, tiêu chuẩn này được áp dụng như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong các phần sau đây.

Những thông tin bên trong văn bản TCVN 9394:2012
Văn bản TCVN 9394:2012 cung cấp cho nhà thầu những thông tin và yêu cầu cần thiết cho một công trình ép cọc bê tông thông qua 9 phần chính như sau:
- Phạm vi áp dụng
- Tài liệu tham khảo thêm
- Một số thuật ngữ, định nghĩa
- Quy định chung
- Tiêu chuẩn vật liệu
- Quy định về thiết bị đóng cọc
- Phương pháp ép tĩnh
- Giám sát, nghiệm thu
- An toàn lao động
Ngoài ra văn bản còn kèm thêm các phụ lục để người đọc rõ ràng hơn về các quy định trong văn bản.
Quy định các bước chuẩn bị ép cọc bê tông như thế nào?
Chuẩn bị là một bước rất quan trọng để có thể tiến hành ép cọc bê tông. Chuẩn bị cẩn thận sẽ khiến cho công trình giảm đi những sự cố không mong muốn một cách tối đa. Cụ thể, văn bản TCVN 9394:2012 có đề cập tới những vấn đề sau:

Làm rõ các điều kiện địa hình nơi thi công
Địa hình là một yếu tố quan trọng nhất đối với một công trình. Nhà xây dựng cần phải giải quyết hết các khó khăn về địa hình, tìm ra các giải pháp để đảm bảo công trình được diễn ra suôn sẻ. Bằng những cách sau:
- Nghiên cứu
- Thăm dò địa hình
- Xem xét điều kiện môi trường xung quanh
Từ đó, người xây dựng phải lên được các thông tin sau:
- Lập được lưới trắc đạc để xác định vị trí các cọc bê tông
- Đưa ra kích thước của cọc bê tông phù hợp
- Thử nghiệm và theo dõi kết quả thử nghiệm. Sau đó mới được tiến hành thi công chính thức.
Chuẩn bị vật liệu và thiết bị của ép cọc bê tông
Trong văn bản TCVN 9394:2012, về vật liệu bạn cần chú ý vào những yếu tố sau:
- Chất liệu: bắt buộc phải có chứng nhận đã kiểm tra của vật liệu
- Kích thước của nguyên liệu: cân xứng, có kích thước tiết diện, độ vuông góc, độ chụm theo đúng quy định.
- Yếu tố quan trọng trong cọc bê tông chính là cọc thép. Nên trong văn bản TCVN 9394:2012 có quy định rất đầy đủ về hình dáng, chiều dáng,… và giới hạn kích thước sai lệch của nguyên vật liệu.
Ngoài ra, văn bản còn đưa ra những công thức tính toán chính xác để bạn dễ dàng ước lượng được loại nguyên vật nào cần dùng cho công trình của mình. Về thiết bị của ép cọc bê tông, bạn hoàn toàn có thể dựa vào những thông tin quy định trong văn bản để chọn ra thiết bị phù hợp.

Văn bản TCVN 9394:2012 quy định gì về nghiệm thu công trình ép cọc bê tông?
Việc giám sát và nghiệm thu là không thể thiếu đối với một nhà xây dựng. Để có thể những số liệu cũng như những kinh nghiệm cần thiết cho những công trình tiếp theo thì bạn cần:
- Giám sát quá trình thi công sau đó phải ghi chép lại cẩn thận những thông tìn thu thập được.
- Lập biên bản báo cáo nếu có vấn đề hoặc kết thúc thi công. Báo cáo tuân theo mẫu của văn bản đưa ra.
Đối với những trường hợp, thi công cọc không đạt được những kết quả như kế hoạch ban đầu, Nhà thầu cần phải kiểm tra lại và tìm ra nguyên nhân và biện pháp giả quyết.
Vấn đề an toàn lao động được quy định như thế nào?
Vấn đề an toàn luôn luôn được đặt lên trên hết trong tất cả các trường hợp. Vì vậy đây là vấn đề không thể thiếu đối với ép cọc bê tông.
Văn bản đề ra các yêu cầu dành cho sự an toàn của người lao động. Các yêu cầu tuân theo tiêu chuẩn TCVN 5308:1991. Ngoài ra, còn bổ sung thêm biện pháp an toàn cho người lao động là mỗi đầu thép cần có đầu chụp.
Như vậy, văn bản TCVN 9394:2012 đã quy định rất rõ và cụ thể chi tiết các vấn đề liên quan đến ép cọc bê tông. Có thể nói đây là một công cụ không thể thiếu cho nhà thầu trong mỗi công trình thi công. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu ép cọc bê tông.
(Mỗi công trình ép cọc bê tông đều phải tuân theo tiêu chuẩn nhất định. HIện nay, tiêu chuẩn đầy đủ nhất và rõ ràng nhất chính là TCVN 9394:2012. Việc tìm hiểu về vấn đề này sẽ giúp bạn có biện pháp và nắm rõ được về công trình của mình.)
Thôn tin chính thức về các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu ép cọc bê tông, quý vị có thể tham khảo thêm tại wikipedia: công nghệ thi công cọc bê tông. Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Xây Dựng Vina để được tư vấn chi tiết nhất về quy trình và dịch vụ ép cọc bê tông của chúng tôi.
- Website: https://xaydungvina.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/xaydungvina.vn
- Hotline: 094 386 2368
- Địa chỉ: Phố Hàm Nghi, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam